Vòng Tròn Ảnh Hưởng
"The one thing that you have that nobody else has is you. Your voice, your mind, your story, your vision. So write and draw and build and play and dance and live as only you can." – Neil Gaiman
Bảy thói quen để thành đạt: làm quen tổng quanThói quen thứ nhất: LUÔN CHỦ ĐỘNG.
Bạn đang xem: Vòng tròn ảnh hưởng

Các nguyên tắc về tầm nhìn cá nhân:
Mình cũng chưa hiểu lắm phần này, nói về khả năng tự nhận thức của con người – mô thức bản ngã – ảnh hưởng đến thái độ hành vi của chúng ta và cách chúng ta nhìn nhận người khác
1. Lăng kính xã hội:
Hiểu việc chúng ta đang nhìn nhận bản thân qua các lăng kính xã hội – mô thức xã hội đương thời (ý kiến, nhận thức và mô thức của những người xung quanh) -> như hình ảnh phản chiếu chúng ta trong nhà cười -> rời rạc và không cân đối
2. Giữa nhân tố kích thích và phản ứng là gì:
Giữa kích thích và phản ứng là quyền tự do lựa chọn phản ứng của con người.
Sự tự do lựa chon – khả năng thiên phú của con người là gồm sự tự nhận thức, trí tưởng tượng, ý thức và ý chí độc lập.

Nếu chỉ dựa vào bản năng, hoàn cảnh, các điều kiện sống thì khả năng ấy sẽ bị hạn chế.
Luôn luyện tập và phát triển khả năng thiên phú -> thêm sức mạnh và hoàn thiện các tiềm năng.
=> Luôn nhớ, giữa sự kích thích và phản ứng là sức mạnh lớn nhất của chúng ta: QUYỀN TỰ DO LỰA CHỌN.
3. Định nghĩa tính chủ động:
Nguyên tắc cơ bản: luôn ở thế chủ động.
Đưa ra sự lựa chọn -> dễ bị môi trường, vật chất xung quanh tác động ngược trở lại.
Nhưng người ở thế chủ động luôn có thể
Tạo ra sự cân bằngĐặt các giá trị lên trên cảm xúc. Các giá trị đã được suy nghĩ thấu đáo, chọn lọc và tiếp thu-> Những phản ứng của họ luôn là sự lựa chọn trên cơ sở giá trị (có ý thức hay vô thức)
Vài quote hay:
“Không ai có thể làm bạn tổn thương nếu bạn không đồng ý” – Eleanor Rossevelt
“Họ không thể lấy đi sự tự trọng của chúng ta nếu chúng ta không cho họ cái quyền đó” – Gandhi
“Tôi có sự lựa chọn khác” – “Số phận của tôi ngày hôm nay chính là do sự lựa chọn của tôi ngày hôm qua”
Quyền lựa chọn phản ứng cho mình -> “tôi đã được tự do”, “tôi sẽ không còn để bản thân mình bị chi phối bới cách cư xử của người khác”
Không phải do bản thân sự việc xảy ra, cách chúng ta phản ứng làm chúng ta đau khổ. Tất nhiên là không dễ dàng nhưng tính cách, bản chất của chúng ta không có việc gì phải chịu đau khổ.
Những sự việc là lò tôi luyện tính cách, phát triển sức mạnh bên trong:
Phát triển quyền tự do xử lý các tình huống khó khănThúc đẩy người khác làm theo mìnhBa giá trị trung tâm của cuộc sống (theo Viktor Frankl) – giá trị kinh nghiệm, giá trị sáng tạo và giá trị thái độ. Giá trị thái độ – giá trị cao nhất, nâng cao và tạo nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người.
4. Nắm thế chủ động:
Nhận thấy trách nhiệm của mình để làm cho sự việc xảy ra
“Hãy dùng R và I của mình đi” R – Resourcefulness, I – Initiative.
Rèn luyện tinh thần trách nhiệm
Tôn trọng bản chất chủ động của người khác
Nắm bắt các cơ hội và tự giải quyết vấn đề.
5. Chủ động hành động hay bị động đối phố.
Đối mặt thực tếVạch kế hoạch cho tương laiLựa chọn phản ứng tích cực=> Không nên phó mặc cho hoàn cảnh. Cần chủ động hành động để đạt được những giá trị và mục đích chung.
6. Lắng nghe chính mình:
Ngôn từ của một người -> thước đo chính xác về mức độ chủ động của người đó.
Cân nhắc hậu quả này với hậu quả khác để có sự lựa chọn.
Yêu là một động từ – ta phải chủ động với nó (cái này thâm thúy và khó nhất nè :)) =)) ). Quen bị nhồi vào đầu yêu là thứ cảm xúc kì lạ, mình không có khả năng kiểm soát :)).
=> uôn để cho các cảm xúc phục tùng các giá trị
7. Vòng tròn quan tâm và vòng tròn ảnh hưởng:
Quan sát xem chúng ta tập trung thời gian và sức lực của mình vào đâu


Người chủ động: tập trung nỗ lực của mình vào vòng tròn ảnh hưởng, những việc họ có thể kiểm soát được -> mở rộng, khuếch đại, làm tăng chu vi vòng tròn ảnh hưởng.
* Lưu ý: vài tình huống vòng tròn ảnh hưởng lớn hơn vòng tròn quan tâm

-> thể hiện lối sống ích kỉ
=> Ưu tiên trong việc sử dụng ảnh hưởng của mình. Nhưng người chủ động: Vòng tròn quan tâm lớn ít nhất hoặc bằng Vòng tròn ảnh hưởng, chấp nhận trách nhiệm sử dụng ảnh hưởng của mình một cách hiệu quả.
8. Kiểm soát trực tiếp, kiểm soát gián tiếp và ngoài tầm kiểm soát:
Quan điểm chủ động xác định bước đầu tiên là giải quyết cả ba loại vấn đề bên trong vòng ảnh hưởng hiện tại.
Vấn đề | Giải quyết | Ghi chú |
Kiểm soát trực tiếp | Thay đổi, rèn luyện các thói quen | Nằm trong thói quen 1, 2 |
Kiểm soát gián tiếp | Thay đổi các phương gây ảnh hưởng.Vd: thấu hiểu thay vì đối đầulàm gương thay vì thuyết phục … | Nằm trong thói quen 4, 5, 6 |
Ngoài tấm kiểm soát | Thay đổi cách nhìn nhận: chấp nhận một cách chân thật và nhẹ nhàng và học cách chung sống với nó | “Chúa hãy ban cho con long can đảm để thay đổi những điều có thể và cần phải thay đổi, ban cho con sự thanh thản để chấp nhận những điều không thể thay đổi được, và trí khôn để phân biệt được sự khác biệt đó” |
=> Có trong tay bước đầu tiên để xử lý -> đều nằm trong vòng tròn ảnh hưởng của chúng ta
9. Mở rộng vòng tròn ảnh hưởng:
Khi lựa chọn phản ứng đối với tác động bên ngoài -> gây ảnh hưởng mạnh mẽ đối với hoàn cảnh của mình.
Biết cách làm cho nhược điểm của người khác thành thứ yếu. Tập trung vào những điểm mạnh -> khai tác và giúp đỡ phát huy nó => tập turng vào vòng tròn ảnh hưởng của mình.
Người chủ động là những người khôn ngoan, được thúc đẩy bởi giá trị, họ hiểu hiện thực và biết điều nào là cần thiết.
Xem thêm: Thông Tin Thị Trường Cao Su, Sản Xuất Cao Su, Giá Cao Su, Bảng Giá Cao Su Mới Nhất Ngày Hôm Nay
10. “Có” và “Là”:
Một cách để xác định xem mối quan tâm của chúng ta nằm trong vòng tròn nào
Vòng tròn quan tâm chứa đầy những cái “có”.
“Giá như tôi có một ông chồng biết kiên nhẫn hơn”
“Giá như bố mẹ tôi là những người giảu có hơn”…
-> Người bị động tập trung vào những cái ở “bên ngoài”. Suy nghĩ theo mô thức “bắt đầu từ bên ngoài”. Theo họ cần phải thay đổi bên ngoài trước khi thay đổi bản thân.
Vòng tròn ảnh hưởng thì chứa đầy những cái “là”.
-> Người chủ động là thay đổi “bắt đầu từ bên trong” -> từ đó ảnh hưởng tích cực đến cái bên ngoài.
Tập trung vào vòng tròn ảnh hường: sự thay đổi mô thức triệt để với nhiều người
Có trách nhiệm, chủ động kiểm soát cuộc sống -> tác động trở lại hoàn cảnh một cách mạnh mẽ
Tập trung vào cái tôi có thể kiểm soát – bản thân tôi, mô thức của chính tôi.
Vài cách để điều chỉnh bản thân:
Là một người lắng nghe nhiều hơnLà người bạn đời đáng yêu hơnLà một sinh viên tốt hơnMột nhân viên tận tụy và dễ hợp tác hơnĐơn giản nhất: cảm thấy hạnh phúc và nở một nụ cười chân thànhHạnh phúc và chấp nhận những thứ hiện thời chúng ta chưa kiểm soát được để tập trung nỗ lực vào những thứ chúng ta có thể kiểm soát được.
11. Phía bên kia thất bại:
Xem xét sâu hơn hai nội dung trong Vòng tròn Quan tâm: sai lầm và hệ quả.
Quyền tự do lựa chọn hành động nhưng không được tự do lựa chọn hệ quả của hành động
Hành vi bị chi phối bởi các nguyên tác. Chung sống hài hòa với các nguyên tắc sẽ đem lại hệ quả tích cực và ngược lại.
Tự do lựa chon phản ứng, lựa chon luôn hệ quả kèm theo.
Nếu đó là lựa chon sai lầm. Người chủ động phải nhận thức rằng: những sai lầm trong quá khứ nằm trong Vòng tròn Quan tâm – chúng ta không thể làm lại, xóa bỏ hay kiểm soát chúng,
-> Thừa nhận ngay sai lầm đó để sửa chữa và rút ra kết luận.
=> Phản ứng trước bất kì sai lầm ảnh hưởng đến chất lượng của những sự việc sau đó. Điểu quan trọng: thừa nhận và sửa chữa ngay các sai lầm để chúng không còn ảnh hưởng đến ta và giúp ta trở nên mạnh mẽ hơn.
12. Cam kết và giữ lời húa: bước quan trọng, khó nhất nè.
Trung tâm của Vòng tròn Ảnh hưởng là khả năng cam kết và giữ lời hứa của chúng ta.
Cam kết -> bản chất, điều cốt lõi, thể hiện rõ nhất của tính chủ động.
Ý thức được những điểm yếu, mặt cần hoàn thiện, thói quen cần thay đổi, loại bỏ… -> hành động: đưa ra lời hứa, đặt ra mục tiêu, trung thực với chúng, phấn đầu đạt được mục tiêu.
-> Xây dựng được sức mạnh và tính cách để có thể làm bất kì điều gì tích cực trong cuộc sống.
->Sức mạnh để nhận lấy nhiều trách nhiệm hơn. Dần dần danh dự sẽ trở nên quan trọng hơn tâm trạng của bản thân.
=> Đưa ra và thực hiện các cam kết – quá trình xây dựng các thói quen cơ bản -> lĩnh hội sâu sắc hơn các nguyên tắc -> sự thành đạt một cách thật cân bằng.
13. Tính chủ động: cuộc trắc nghiệm 30 ngày
Nắm vững các nguyên tắc:
Tâp trung vào Vòng tròn Ảnh hưởng. Tập trung vào những gì có khả năng kiểm soát, tập trung vào chính mình và luôn là chính mìnhLựa chọn phản ứng trước tình huống xảy ra. Luôn suy nghĩ vấn đề chính là vấn đề của bạn. Thể hiện quyền tự do lựa chon càng thường xuyên -> cái quyền ấy càng được mở rộng.Làm chủ được cuộc sống của riêng mình, trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện.
Vài cách áp dụng trong 30 ngày:
Đưa ra những cam kết nhỏ và thực hiện chúngLà người hướng dẫn chứ không là người phán xétLàm gương chứ đừng chỉ tríchĐưa ra giải phát, không làm vấn đề nghiêm trọng hơnTập trung những ưu điểm của người khác, đừng bàn cãi điểm yếu, nhìn nhược điềm bằng ánh mắt cảm thông chứ không phải lên án.Đừng biện hộ cho lỗi lầm của mìnhKhi sai lầm, thừa nhận, sửa chữa và rút ra bài học kinh nghiệm ngay lập tứcĐã xong hai ngày đầu tiên và đuối như con cá chuối. Vì hôm nay là tối chủ nhật cuối tuần nên mình có nhiều thời gian rảnh để viết. Nhưng ngày hôm sau sẽ khá là khó khan đây. I think I need help. Where can I look for it? :(