TRÁI PHIẾU ZERO COUPON
Trái phiếu được phân loại theo hình thức hoàn trả trên thị trường chứng khoán. Dựa trên phân loại này, trái phiếu bao gồm 2 loại: trái phiếu coupon và trái phiếu zero-coupon. Hiểu đúng về trái phiếu, nhà đầu tư sẽ quyết định đầu tư phù hợp với từng loại trái phiếu.
Bạn đang xem: Trái phiếu zero coupon
I. Trái phiếu coupon (coupon bond)Trên thị trường chứng khoán, trái phiếu coupon là loại trái phiếu được trả lãi định kỳ. Thông thường 6 tháng một lần (đối với thị trường chứng khoán Mỹ), hoặc một năm một lần (với thị trường chứng khoán Châu Âu và các nước khác), theo lãi suất đã được ấn định (lãi suất cuống phiếu).
Với trái phiếu coupon, không có hồ sơ của người mua được lưu giữ bởi người phát hành. Tên người mua cũng không được in trên bất kỳ loại chứng chỉ nào. Nhà đầu tư trái phiếu nhận được các cuống phiếu giữa khoảng thời gian khi phát hành trái phiếu và thời gian đáo hạn của trái phiếu.
Nếu trái phiếu coupon được phát hành dưới dạng chứng chỉ (hình thái vật chất), thông thường ai cầm nó sẽ là người sở hữu trái phiếu. Vì thế mà trái phiếu coupon còn được gọi là trái phiếu vô danh (tiếng Anh bearer bonds). Và vì không in tên trái chủ cũng như không quy định chặt chẽ về người sở hữu, mà loại trái phiếu này dễ dàng chuyển nhượng cũng như có nhiều rủi ro.
Xem thêm: 1 Won Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt , Chuyển Đổi Won To Vnd Cập Nhập 01/2021
II. Trái phiếu zero-coupon (zero-coupon bond)Khác với trái phiếu coupon, trái phiếu zero-coupon là loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ. Mà thay vào đó giao dịch với mức chiết khấu cao, mang lại lợi nhuận khi đáo hạn trái phiếu.
Trái phiếu zero-coupon có hai cách trả lãi:
– Trái phiếu trả lãi trước (còn gọi là trái phiếu chiết khấu): Khi phát hành trái phiếu được bán với giá thấp hơn mệnh giá, trái chủ không nhận lãi định kỳ, khi đáo hạn chỉ nhận phần vốn gốc tương ứng với mệnh giá trái phiếu. Như vậy, tiền lãi là phần chênh lệch giữa mệnh giá với giá mua tại thời điểm phát hành.
– Trái phiếu trả lãi sau (còn gọi là trái phiếu gộp): Với loại này, khi phát hành trái chủ sẽ mua với giá bằng mệnh giá, tiền lãi có phát sinh định kỳ, trái chủ không nhận lãi định kỳ mà lãi sẽ được nhập vào vốn gốc (phần mệnh giá) để tính lãi cho kỳ tiếp theo. Khi trái phiếu đáo hạn, trái chủ sẽ nhận cả lãi và vốn gốc, phần lãi được tính gộp vào.


Nếu một nhà đầu tư muốn kiếm được 6% tiền lãi cho một trái phiếu, với mệnh giá $25.000 đô la, thời gian đáo hạn trong ba năm, giá trái phiếu được tính như sau:
$25.000 / (1 + 0,06)*3 = $20.991
Nếu chấp nhận đề nghị này, trái phiếu sẽ được bán cho nhà đầu tư với giá $20.991 trên $25.000. Khi đáo hạn, nhà đầu tư kiếm được $25.000 – $20.991 = $4.009, tức là lãi suất 6% mỗi năm.