THỊ TRƯỜNG CRYPTO LÀ GÌ
Chào mừng bạn đã đến với khóa học Crypto101 dành cho newbie – người mới bắt đầu và hoàn toàn chưa có khái niệm gì về cryptocurrencies (tiền mã hóa) hay thị trường crypto assets (tài sản mã hóa).
Bạn đang xem: Thị trường crypto là gì
Chắc hẳn trong cuộc Cách mạng 4.0, bạn đã nghe qua rất nhiều thông tin về Bitcoin – một loại tiền mã hóa (hay còn gọi là tiền điện tử / tiền kỹ thuật số) – trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy tiền mã hóa (mà Bitcoin là một đại diện điển hình) là gì và công nghệ Blockchain (công nghệ nền tảng tạo nên Bitcoin) có tầm ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của nhân loại?
Chỉ với 15 phút thôi, CIC sẽ giúp bạn trải nghiệm những kiến thức cực kỳ thú vị và hữu ích trong thế giới của tiền mã hóa và công nghệ Blockchain. Hãy kiên nhẫn đọc đến cuối bài vì CIC sẽ tiết lộ cho bạn 3 hướng đi để thành công bền vững trong thị trường này, kể cả người không chuyên. Bạn muốn bắt đầu ngay lập tức chứ?
Phần I: Sơ lược về tiền mã hóa
1. Tiền mã hóa là gì?2. Blockchain là gì? Tại sao Blockchain lại mang tính đột phá?3. Sự khác biệt của tiền mã hóa so với các loại tiền khác4. Ưu và nhược điểm của tiền mã hóa
Phần II: Cuộc cách mạng Blockchain
1. Cách Blockchain thay đổi thế giới2. Tiền mã hóa có hợp pháp không?
Phần III: Đầu tư vào thị trường Crypto
1. Đầu tư 4.0 với Crypto, tại sao không?2. Đầu tư vào thị trường Crypto liệu có rủi ro?3. Rủi ro bất đối xứng (Asymmetrical Risk)4. Làm thế nào để tránh rủi ro và đầu tư khôn ngoan?
Tổng Kết: 3 lời khuyên đầu tư bền vững từ CIC
PHẦN I: SƠ LƯỢC VỀ TIỀN MÃ HÓA
Một số thuật ngữ cơ bản về tiền mã hóa
1. Tiền mã hóa là gì?
Tiền mã hóa (cryptocurrency hay cryptographic currency) là một thuật ngữ dùng để mô tả các loại tiền kỹ thuật số vốn sử dụng mật mã học (cryptography) để bảo vệ mạng lưới thanh toán và giao dịch bên trong.
Bất kỳ loại tiền kỹ thuật số nào áp dụng công nghệ Blockchain – một dạng “sổ cái” công khai ghi lại toàn bộ các giao dịch, sử dụng mật mã crypto để mã hóa dữ liệu – đều có thể được gọi là tiền mã hóa. Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Dash, Monero, Ripple, Steem,… đều là tiền mã hóa.
Nhiều người nhầm lẫn tiền kỹ thuật số và tiền mã hóa là một. Thật ra, tiền mã hóa là chỉ là một dạng thức (con) của tiền kỹ thuật số nói chung. Tuy nhiên, “con hơn cha nhà có phúc”, tiền mã hóa được xem là một dạng thức tiên tiến và mang tính cách mạng của tiền kỹ thuật số. Nói một cách đơn giản, tất cả tiền mã hóa đều là tiền kỹ thuật số. Nhưng không phải loại tiền kỹ thuật số nào cũng là tiền mã hóa (ví dụ: tiền bạn chuyển qua lại trong ngân hàng qua Internet là một dạng tiền kỹ thuật số nhưng không phải tiền mã hóa). Ở Việt Nam, nhiều phương tiện truyền thông đại chúng dùng khái niệm “tiền kỹ thuật số” hay “tiền điện tử” khi nói về cryptocurrency là vẫn chưa chuẩn xác.


Blockchain là một công nghệ nền tảng, dựa trên Blockchain, người ta có thể xây dựng được rất nhiều ứng dụng để phục vụ các nhu cầu thực tế trong đời sống (và ứng dụng đầu tiên được xây dựng trên công nghệ Blockchain chính là đồng tiền mã hóa Bitcoin). Có một sự thật, Blockchain là một công nghệ mới, nhưng nó được hình thành nhờ kết hợp 3 loại công nghệ cũ đã có trước đó, nhưng lại được kết hợp lại một cách khéo léo để tạo nên khác biệt xuất sắc. 3 công nghệ kết hợp lại tạo nên Blockchain đó chính là Cryptography – P2P Network – Protocol.
Hiểu đơn giản, Blockchain giống như một “cuốn sổ kế toán thần kỳ”. Công nghệ đầu tiên là Cryptography (Private Key) tức công nghệ mật mã, tức là cách mà chúng ta mã hóa thông tin. Bạn tưởng tượng khi có các giao dịch diễn ra, người kế toán viên sẽ ghi chép các thông tin giao dịch vào cuốn sổ của họ. Với “cuốn sổ kế toán thần kỳ” là nó sử dụng công nghệ mã hóa để đảm bảo rằng tình trạng về các tài khoản liên quan là công khai (ngoại trừ danh tính của chủ tài khoản), mọi người đều có thể nhìn thấy được số dư của bất kỳ một tài khoản nào đó có trong cuốn sổ, nhưng không biết ai là chủ sở hữu thực sự của tài khoản đó ở ngoài đời (nếu như không sử dụng các kỹ thuật phức tạp để lần theo dấu vết).
Và với mỗi tài khoản có trong “cuốn sổ thần kỳ” này, thì chỉ người chủ đích thực của tài khoản đó (là người nắm giữ Private Key – chìa khóa riêng tư) mới có thể truy cập vào để thực hiện việc chi tiêu số tiền có trong đó. Tiếp nữa, bất kỳ một sự thay đổi nào của “cuốn sổ” cũng được công khai, tuy nhiên, một khi thông tin đã ghi lên trên đó thì việc thay đổi nó gần như là không khả thi. Tất cả những điều kì diệu mà “cuốn sổ kế toán thần kỳ” có được ở trên là nhờ công nghệ mật mã – Cryptography
Công nghệ thứ hai là công nghệ P2P Network (Peer-to-Peer) hay còn gọi là Distributed Network. Công nghệ này có tên gọi là mạng ngang hàng hay mạng đồng đẳng, tức là mạng nối trực tiếp với nhau mà không cần qua máy chủ. Với “cuốn sổ kế toán thần kỳ” ở trên, nó không được giữ bởi một cá nhân “quyền lực” nào cả, mà nó được chia sẻ với tất cả mọi người trong cộng đồng. Ai thích cũng có thể tải một phiên bản của cuốn sổ đó về máy tính của mình để theo dõi và cập nhật (khi đó, máy tính của họ trở thành một node – nút của mạng lưới).
Bất kỳ một thay đổi nào trên cuốn sổ cũng gần như ngay lập tức được cập nhật đến tất cả các nút mạng, và mọi người có quyền truy cập tự do, không cần phải thông qua một máy chủ nào đó để được tiếp cận với các thông tin công khai của cuốn sổ. Tính chất ngang hàng của “cuốn sổ kế toán thần kỳ” còn được thể hiện ở đặc tính: bất kỳ ai muốn và có đủ năng lực cũng có thể “ứng cử” để trở thành người ghi sổ – kế toán viên (bạn đã nghe đến thợ đào, họ chính là kế toán viên đang được nói đến ở đây). Và khi đó, mọi kế toán viên đều có cơ hội được ghi chép các thay đổi vào “cuốn sổ kế toán thần kỳ”. Việc ai giành được quyền ghi sổ để lĩnh lương (ở đây là phần thưởng của mạng lưới) sẽ do công nghệ thứ 3 quyết định.
Tiếp nữa, nếu như một chủ tài khoản nào đó bắt tay với kế toán viên được chọn cho nhiệm vụ ghi sổ nhằm thực hiện hành vi gian lận (dùng một đồng tiền để chi tiêu nhiều lần – double spending) của mình thì sao? “Cuốn sổ cái thần kỳ” được gọi là thần kỳ vì nó chống lại được sự gian lận đó. Một khi kế toán viên được chọn tiến hành ghi sổ, dữ liệu mới chuẩn bị được ghi vào cuốn sổ sẽ được cập nhật đến tất cả mọi kế toán viên khác, và nếu như các kế toán viên khác phát hiện gian lận, họ sẽ phát cảnh báo lên toàn hệ thống, lúc đó, dữ liệu mới đó sẽ được tính là không hợp lệ, và quyền ghi sổ sẽ được chọn lại. Tức là để dữ liệu được ghi vào sổ một cách hợp lệ, cần phải có một sự “đồng thuận” của tất cả các kế toán viên. Bạn thấy đó, quyền lực tác động lên tình trạng của cuốn sổ không nằm gọn trong tay một cá nhân nào cả, mọi người trên mạng lưới đều có tiếng nói của mình.
Công nghệ thứ ba là Protocol (Giao thức). Giao thức là một bộ các quy tắc quy định cách các đối tượng trong một mạng lưới trao đổi thông tin, giao tiếp với nhau, đồng thuận với nhau. Nó được áp dụng vào Blockchain như thế nào? Bản chất quan trọng nhất của Blockchain là cách thức dữ liệu được lưu trữ, thêm mới và phân tán trong mạng lưới. Tất cả các quá trình lưu trữ, thêm mới, phân tán của dữ liệu đều phải được thực hiện thống nhất theo những quy tắc định sẵn. Và do tính chất phi tập trung của Blockchain, mọi sự thay đổi trong dữ liệu đều cần đạt được sự đồng thuận của các máy tính (node) trong mạng lưới, chứ không phải do một máy chủ nào đó quyết định. Vì vậy, giữa các máy tính (node) trong mạng lưới phải có bộ quy tắc để quy định cách chúng giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau, từ đó đi đến đạt được sự đồng thuận trong toàn mạng lưới. Đó chính là phần việc của công nghệ Protocol.
Quay lại với ví dụ trên, bất kỳ một thay đổi nào trên hệ thống mà muốn được ghi lại trên “cuốn sổ thần kỳ” đều đòi hỏi phải được xác nhận là hợp lệ và đạt được sự “đồng thuận” trên mạng lưới. Có rất nhiều người muốn trở thành người có quyền được ghi sổ, vì chỉ khi có quyền đó và thực hiện xong việc ghi sổ, họ mới được “lĩnh lương” (hay còn gọi là nhận thưởng). Tức là có rất nhiều kế toán viên có khả năng được chọn để ghi sổ và lĩnh lương, tuy nhiên chỉ có một người được chọn. Sau khi được chọn, người đó sẽ tiến hành ghi sổ, tuy nhiên, để phần nội dung ghi thêm đó là hợp lệ thì đòi hỏi phải đạt được sự xác thực của các kế toán viên khác trên toàn mạng lưới.
Tất cả quá trình lựa chọn người ghi sổ, phân tán nội dung ghi thêm đến toàn mạng lưới các kế toàn viên và cách mà các kế toán viên đi đến đạt được sự đồng thuận để tạo ra phiên bản chuẩn nhất của “cuốn sổ thần kỳ” (phiên bản chuẩn nhất là phiên bản mà đa số các kế toán viên trên mạng lưới sẽ xác nhận là hợp lệ, và họ tiếp tục làm việc để ghi tiếp lên phiên bản đó) đòi hỏi phải có sự trao đổi thông tin, giao tiếp với nhau giữa các thành phần trong mạng lưới. Và quá trình đó tuân theo những quy tắc nhất định, đó chính là Giao thức – Protocol.

Đối với đồng Bitcoin, về bản chất Blockchain là một cuốn sổ cái được chia sẻ minh bạch mà nhiều người dùng có khả năng theo dõi và cùng quản lý. Bất cứ lúc nào một Bitcoin được chi tiêu, một giao dịch được tạo ra, người dùng có thể tìm thấy các thông tin chi tiết như người gửi, người nhận và số tiền Bitcoin giao dịch.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp của Bitcoin, giao dịch chính được đảm bảo bằng kỹ thuật mã hóa với chữ ký bí mật gọi là “chìa khóa riêng tư – private key” được giữ trong ví Bitcoin của người dùng, cùng với số Bitcoin của họ. Thông thường phải mất mười phút để hệ thống xác nhận một giao dịch nhưng khi đã xác nhận thì ngay sau đó nó sẽ được thêm vào một “block – khối”. Các khối được liên kết theo thời gian để duy trì tính thống nhất và toàn vẹn của hệ thống, tạo ra chuỗi các khối được gọi là “Blockchain”.
Ví dụ cho dễ hiểu, Blockchain rất giống với Google Docs. Mỗi người truy cập vào một tập tin được chia sẻ có quyền chỉnh sửa, và bất cứ ai cũng đều thấy được sự thay đổi ngay lập tức. Tuy vậy, Blockchain có 2 đặc tính quan trọng tạo ra sự khác biệt với Google Docs:
Trên Blockchain, một người không thể xóa hay chỉnh sửa thông tin đã có từ trước, vì vậy, bạn chỉ có thể thêm vào dữ liệu mới chứ không thể xóa hay chỉnh sửa những thông tin có từ trước đó.Blockchain mang tính phi tập trung và không có tổ chức đơn lẻ nào kiểm soát – nó được sở hữu bởi tất cả mọi người trong hệ thống, trong khi Google Docs được lưu trữ trong máy chủ của Google, và Google quản lý toàn bộ các máy chủ đó.Bất cứ khi nào thay đổi được thực hiện, toàn bộ chuỗi Blockchain sẽ được cập nhật lại. Blockchain giúp bảo mật và hợp lý hóa các giao dịch một cách hiệu quả mà không yêu cầu các bên trung gian quản lý quá trình.
Tiền hàng (Commodity Currency): loại tiền có giá trị được quy định bởi “cái” (loại hàng hóa) làm nên nó (vàng, bạc) hoặc cái mà nó đại diện (trong chế độ bản vị vàng thì tiền giấy vẫn là tiền hàng, chứ không phải là tiền pháp định).
Tiền pháp định (Fiat Currency): tiền do chính phủ phát hành, giá trị và phạm vi sử dụng của nó được “chống lưng” bởi chính phủ phát hành ra nó. Bản thân tiền pháp định không có giá trị nội tại. Giá trị sử dụng của tiền pháp định có được là do niềm tin của người dân vào chính phủ phát hành nó, một khi chính phủ yếu kém và người dân mất niềm tin vào đồng tiền đó thì giá trị của nó gần như trở về 0 (Ví dụ Zimbabwe, Venezuela).
Tiền mã hóa (Cryptocurrency): thuật ngữ dùng để mô tả các loại tiền kỹ thuật số vốn sử dụng mật mã học (cryptography) để bảo vệ mạng lưới thanh toán và giao dịch bên trong. Tiền mã hóa được tạo ra dựa trên cung cầu, niềm tin của người dùng và có tính ứng dụng cao như tốc độ giao dịch, sự an toàn, mức độ tiện lợi, hay như phí giao dịch thấp, và đảm bảo tính bảo mật…
Điểm khác biệt quan trọng nhất của tiền mã hóa so với các loại tiền khác, cụ thể là tiền pháp định đó là: tiền mã hóa là đồng tiền của cộng đồng – giá trị của nó là do sự chấp nhận của cộng đồng (dựa trên quy luật cung cầu thuần túy); sự bảo mật của nó là do tự thuật toán đằng sau nó và cộng đồng sử dụng nó góp phần đảm bảo; nó vận hành một cách “phi tập trung”, tức là không bị một cá nhân hay tổ chức nào chi phối cả. Chính phủ cũng không thể dùng quyền lực của mình để đánh sập tiền mã hóa như Bitcoin, trừ khi là mạng Internet bị đánh sập, và ngay cả như vậy, khả năng phục hồi của mạng lưới cũng rất cao. Tiền mã hóa thực sự là một bước ngoặt lớn trong lịch sử, khi mỗi cá nhân có toàn quyền kiểm soát tiền của bản thân mình. Chỉ cần kiểm soát Private Key (chìa khóa bí mật), bạn đã tự mình trở thành một ngân hàng cá nhân thời đại 4.0.
Đặc điểm nổi trội của Cryptocurrency trong việc giải quyết vấn đề đồng tiền mất giá chính là tính hữu hạn. Fiat Currency thì chính phủ có thể in thêm (bản chất của in thêm là tăng lượng cung tiền – có thể là tiền giấy, tín dụng vào nền kinh tế) bất kỳ lúc nào họ muốn và sẽ gây ra lạm phát nếu bản chất nền kinh tế không tăng trưởng đúng như vậy. Điển hình nhất cho việc này là đất nước Venezuela lạm phát phi mã tới nỗi đồng tiền mất giá, người dân dùng bao tải thay cho ví, cân tiền thay vì đếm. Tháng 1/2018, đồng nội tệ bolivar của Venezuela lập kỷ lục mới khi mất 98% giá trị so với cùng thời điểm năm trước. Lương tháng tối thiểu của quốc gia này hiện là dưới 4 USD. Nhưng Bitcoin (đại diện nổi bật nhất của tiền mã hóa trong thời điểm hiện tại) dựa trên nền tảng Blockchain được thiết kế để không thể “in” thêm được. Đối với Bitcoin chỉ có tối đa 21 triệu đồng sẽ được phát hành trên phạm vi toàn thế giới cho tới năm 2140. Nhờ thuật toán mà số lượng đồng Bitcoin không thể tăng lên sau thời điểm đó nữa.
Trên thực tế, vào thời điểm tháng 7/2018 mới chỉ có 17,1 triệu Bitcoin đã được phát hành (qua hình thức “đào coin”), còn hơn 4 triệu Bitcoin chưa được khai thác hết. Để tìm được hơn 4 triệu Bitcoin đó, người ta phải “đào”. Thuật ngữ “đào Bitcoin” ở đây không phải là đào bằng vật lý, mà là dùng máy móc, dùng điện và dựa trên thuật toán. Độ khó của đào Bitcoin tăng lên theo cấp số nhân, tức càng nhiều người đào độ khó sẽ càng nhân lên gấp nhiều lần.
Theo tính toán, để đào hết hơn 4 triệu Bitcoin còn lại phải chờ đến năm 2140 mới xong. Chưa kể, hiện tại trên thế giới đã mất khoảng 3 triệu Bitcoin vì những lý do khá ngớ ngẩn như người sở hữu quên mật khẩu, thất lạc các hình thức truy cập tài khoản…. Cho nên, 3 triệu Bitcoin này vẫn còn đó nhưng lại vĩnh viễn không bao giờ truy cập được. Như vậy, số lượng Bitcoin không chỉ là hữu hạn, thậm chí nó chỉ có giảm mà không có tăng. Và Cryptocurrency đã giải quyết được bài toán “in” thêm tiền mà Fiat Currency không giải quyết được.
Với những thông tin về tính hữu hạn như trên, chắc hẳn lúc này bạn đang lo lắng rằng nếu như Bitcoin bị giới hạn số lượng như vậy thì sẽ không thể đáp ứng được đủ cho người dùng, chẳng hạn như đồng Bitcoin chỉ có 21 triệu đồng, nếu số người dùng là 21 triệu người thì hóa ra mỗi người trung bình chỉ có được 1 đồng Bitcoin. Chuyện đó sẽ xảy ra nếu như Bitcoin là tiền giấy, nhưng ở đây Bitcoin là tiền mã hóa, và cũng như đại đa số các đồng tiền mã hóa khác, chúng là những con số trên máy tính, và nó hoàn toàn có thể được chia nhỏ ra rất nhiều lần. Giả sử 1 Bitcoin có giá 1.000 USD thì 1 USD tương đương với 0.001 Bitcoin, nếu 1 Bitcoin tăng lên 100.000 USD thì 1 đô tương đương 0.00001 Bitcoin. Bitcoin có thể chia nhỏ đến tới 0.00000001, và mỗi đơn vị như vậy được gọi là 1 Satoshi. Khi đó Bitcoin vẫn có thể dễ dàng đại diện cho nền kinh tế trong vai trò một đồng tiền trung gian. Và bạn yên tâm, thế giới tiền mã hóa không chỉ có Bitcoin, trên thị trường đang có hàng ngàn loại tiền mã hóa khác nữa, và chúng ta hoàn toàn yên tâm là tiền mã hóa hoàn toàn có khả năng đại diện cho giá trị của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai.
Tính chia nhỏ của đồng tiền làm cho Cryptocurrency vừa đáp ứng được đặc tính hữu hạn, mà vẫn giải quyết được bài toán khi số lượng người dùng tăng cao. Đa số các đồng tiền mã hóa khác cũng có số lượng giới hạn, và cái hay của nó đó là ngay cả người tạo ra đồng tiền đó cũng không thể tự mình “in” thêm được. Cho nên, đây là tính năng cực kì độc đáo của Cryptocurrency.
Giao dịch dễ dàng trên phạm vi toàn cầu, có thể thực hiện được ở bất cứ đâu miễn là có Internet. | Để giao dịch được đảm bảo an toàn thì mỗi giao dịch cần qua vài lớp xác thực, dẫn đến thời gian chờ cho mỗi xác thực có thể lâu hơn. Nếu chỉ gửi số tiền ít thì rất bất tiện. |
Giao dịch đều ẩn danh và được mã hóa nên đảm bảo tính bảo mật cao, rất khó bị hack. | Cần hiểu biết về công nghệ để sử dụng dễ dàng. |
Phí giao dịch trên các sàn tương đối thấp, cho phép người dùng tránh được nhiều loại phí mà hầu hết các ngân hàng đặt ra cho các giao dịch chuyển khoản. | |
Mỗi cá nhân là người toàn quyền kiểm soát tiền của mình. |
Giao dịch dễ dàng trên phạm vi toàn cầu, có thể thực hiện được ở bất cứ đâu miễn là có Internet. | Để giao dịch được đảm bảo an toàn thì mỗi giao dịch cần qua vài lớp xác thực, dẫn đến thời gian chờ cho mỗi xác thực có thể lâu hơn. Nếu chỉ gửi số tiền ít thì rất bất tiện. |
Giao dịch đều ẩn danh và được mã hóa nên đảm bảo tính bảo mật cao, rất khó bị hack. | Cần hiểu biết về công nghệ để sử dụng dễ dàng. |
Phí giao dịch trên các sàn tương đối thấp, cho phép người dùng tránh được nhiều loại phí mà hầu hết các ngân hàng đặt ra cho các giao dịch chuyển khoản. | |
Mỗi cá nhân là người toàn quyền kiểm soát tiền của mình. |
Sự xuất hiện của Blockchain cũng như các cột mốc khi máy tính cá nhân hoặc Internet ra đời – hệ thống này sẽ thay đổi cách mà chúng ta hiểu biết và nhìn nhận thế giới, mang tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nhân loại.
Tiềm năng lớn nhất chính là việc ứng dụng các “Hợp Đồng Thông Minh” (smart contract) trên nền tảng Blockchain: các thoả thuận trong hợp đồng và giao dịch sẽ được xác nhận mà không tiết lộ thông tin giữa các bên với một người trung gian nào đó mà vẫn đảm bảo mọi thứ là minh bạch và chắc chắn nhất. Xem thêm: Xem Ngay 3 Cách Chuyển Tiền Vào Tài Khoản Ngân Hàng Agribank 2020
Thông tin trong Blockchain không thể bị làm giả (có thể nhưng vẫn sẽ để lại dấu vết), mọi thay đổi cần phải nhận được sự đồng thuận của các bên tham gia vào mạng lưới theo một thuật toán đã được công khai từ trước (thuật toán đồng thuận). Nó là một hệ thống không dễ dàng sụp đổ, vì ngay cả khi một phần mạng lưới tê liệt thì các nút mạng khác vẫn sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.
Công nghệ Blockchain ngày nay đã mở ra một xu hướng mới cho các lĩnh vực như tài chính ngân hàng, logistics, điện tử viễn thông, kế toán kiểm toán…
Công nghệ Blockchain mang tính cách mạng trên nhiều ứng dụng thực tế như:
Tạo ra tiền mã hóa: Ví dụ Bitcoin là một loại vàng kỹ thuật số với nhiều giá trị hơn vàng truyền thống như nhẹ hơn dưới dạng kỹ thuật số, chuyển tiền quốc tế đơn giản, dễ phân chia và có tính thanh khoản cao,…Hợp đồng quản lý và hợp đồng thông minh: cập nhật, quản lý, theo dõi các hợp đồng ở các tổ chức tài chính, ngành bảo hiểm, bất động sản, pháp luật,…Xử lý thanh toán tiền tệ: loại bỏ sự cần thiết phải có của bên trung gian thứ 3, đặc biệt trong môi trường thanh toán quốc tế như hiện nay.Quản lý chuỗi cung ứng: Chuỗi siêu thị Walmark đã sử dụng Blockchain theo dõi cung ứng hàng hóa, ngày hết hạn sản phẩm, thời gian vận chuyển,… – một hệ thống theo dõi tức thì, chính xác và không thể gian lận.Bảo vệ tài sản: Công nghệ Blockchain cải thiện hệ thống chống hàng giả và khẳng định quyền sở hữu tài sản bằng cách tạo hồ sơ không thể chối cãi trong thời gian thực.Nhận dạng hệ thống hồ sơ cá nhân và mật khẩu: Quản lý tất cả hồ sơ cá nhân một cách an toàn và không thể làm giả.Huy động vốn từ cộng đồng: Khả năng huy động trên tầm quốc tế như Kickstarter, Indiegogo và GoFundMe. Cho phép các quỹ huy động vốn cộng đồng quốc tế lần đầu tiên có thể mở rộng quy mô lên đến hàng trăm triệu USD và có thể giao dịch hàng chục triệu đô trên toàn thế giới chỉ trong vòng 30 giây.Với một số quốc gia châu Âu và châu Mỹ, chính sách về tiền mã hóa của chính phủ rất thân thiện với người dân khi cho phép giao dịch bằng tiền mã hóa. Ví dụ như bạn có thể mua một món hàng và trả tiền bằng Bitcoin thay vì tiền mặt. Mỹ, Thụy Sĩ, Anh, Úc, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Nga… là các quốc gia đi đầu trong việc phổ biến tiền mã hóa và đang nắm giữ một số lượng crypto assets (tài sản mã hóa) lớn so với các quốc gia khác.
Thế nhưng, một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia… thì chính phủ lại không mấy thân thiện với tiền mã hóa khi cấm các hình thức giao dịch bằng tiền mã hóa. Cụ thể, Việt Nam xếp Bitcoin và các loại tiền mã hóa tương tự khác vào danh mục “phương tiện thanh toán không hợp pháp”. Điều chúng ta cần làm rõ ở đây là luật chỉ quy định tiền mã hóa không được xem là phương tiện thanh toán, tương tự như vàng cũng không được xem là phương tiện thanh toán (chẳng hạn như bạn không thể dùng một lượng vàng để mua một chiếc xe). Nhưng đối với vàng, bạn vẫn có thể trao đổi, mua bán, tích trữ vàng một cách hợp pháp, và tiền mã hóa cũng như vậy. Hiện nay ở Việt Nam chưa có luật nào cấm dùng Fiat Currency (tiền pháp định) để mua tiền mã hóa và ngược lại.
Trên thế giới hiện nay, cơ quan quản lý tài chính của Anh (FCA) đã tiến hành hướng dẫn các ngân hàng về việc quản lý các vấn đề liên quan đến giao dịch và đầu tư và tiền mã hóa, hoặc tài sản mã hóa. FCA khuyến khích ngân hàng giáo dục nhân viên về thế giới tiền mã hóa, mô hình này sẽ cực kỳ hữu ích cho sự phát triển của tiền mã hóa, vì người tiêu dùng có thể trò chuyện với người được tín nhiệm, một cách trực tiếp, theo các hoạt động trong giới crypto, cũng như được tư vấn về các quy trình đã được thiết kế tốt nhằm duy trì sự an toàn khi tham gia vào tiền mã hóa. Đây là một nhu cầu không thể chối cãi trong lĩnh vực này.
Cùng với thông báo từ vương quốc Anh, Ireland cũng lên kế hoạch trở thành một trung tâm Blockchain toàn cầu. Kế hoạch này được khởi xướng bởi tổ chức IDA của Ireland, đây là một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về việc huy động nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài (FDI), nhằm tiến hành việc đầu tư và phát triển công nghệ Blockchain trên toàn quốc.
Việc liên minh Châu Âu thành lập Hiệp hội Đối tác Blockchain (European Union Blockchain Partnership) và kế hoạch của vương quốc Anh trong việc đào tạo mọi người hiểu biết hơn về Blockchain và tiền mã hóa là vô cùng quan trọng. Khi những thể chế cực kỳ lớn mạnh như liên minh Châu Âu và vương quốc Anh công bố niềm tin vào tiền mã hóa, thì crypto sẽ tiến gần hơn đến sự chấp nhận của thị trường đại chúng toàn cầu.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo đó là người nghèo kiếm tiền phần lớn dựa vào lương, còn người giàu kiếm tiền phần lớn dựa vào các khoản đầu tư khôn ngoan để tiền lại sinh ra tiền. Thực tế cho thấy rằng người càng giàu thì càng dựa vào lương ít, và càng ít dựa vào lương thì càng dễ làm giàu hơn.
Có rất nhiều hình thức đầu tư khác nhau để làm giàu như làm giàu bằng bất động sản, nhà cho thuê, khởi nghiệp kinh doanh, chứng khoán v.v. Và làm giàu bằng tiền mã hóa là một chiến lược mới trong Cách mạng 4.0 trong một thị trường còn khá non trẻ và nhiều tiềm năng của crypto assets (tài sản mã hóa).
Nói thị trường crypto còn non trẻ bởi lẽ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, vào năm 2009 có một người (hiện nay vẫn không rõ là 1 người hay 1 tổ chức ẩn danh) cho ra đời đồng tiền Bitcoin dựa trên nền tảng Blockchain với rất nhiều sự đột phá. Kể từ đó, hàng loạt Coin/ Token ra đời dựa trên nền tảng Blockchain xuất hiện. Và ngày nay, người ta hay nói đến sự bùng nổ của thị trường Cryptocurrency. Tính từ thời điểm đó đến nay chỉ mới vừa tròn 10 năm.
Thời điểm tốt nhất mà bạn nên bắt đầu một điều gì đó là lúc mà ít người dám hoặc biết cách bắt đầu. Còn đến khi mà ai cũng biết rồi, chẳng hạn đến bà bán rau ngoài chợ cũng biết dùng smart phone và vào sàn giao dịch online mua coin thì lúc đó cơ hội không còn cho mọi người. Crypto là một vùng đất mới, và vùng đất mới thì luôn đầy rẫy cạm bẫy và thú dữ, nhưng chính vùng đất mới cũng sẽ mang lại những cơ hội tưởng chừng như chỉ có trong mơ. Miền Nam trù phù của chúng ta ngày xưa cũng là một vùng đất hoang sơ đầy rẫy cạm bẫy và thú dữ. Nhưng rồi đã có lúc được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”.
Nếu theo dõi tin tức trên một số phương tiện truyền thông đại chúng, bạn sẽ thấy một số tin tức về việc lừa đảo bằng tiền ảo qua một số đồng như Onecoin, iFan, PinCoin… lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng mà người Việt Nam là đối tượng dễ bị mắc bẫy của các nhóm lừa đảo công nghệ mang mác đầu tư tiền mã hóa trên thế giới. Điều này khiến không ít người dù chưa bước chân vào thị trường crypto nhưng đã nảy sinh tâm lý sợ hãi và dè chừng vì lo sợ mình cũng sẽ là nạn nhân của “tiền ảo”. Tuy nhiên, nếu thử suy ngẫm kĩ lại bạn sẽ thấy, trong bất cứ thị trường đầu tư nào từ kinh doanh, bất động sản đến chứng khoán, vẫn luôn có những tổ chức lợi ích thực hiện các hành vi lừa đảo để trục lợi. Đó là những con sâu làm rầu nồi canh, chứ bản thân thị trường không có lỗi. Do vậy, hãy nhìn vào những mặt tích cực và giá trị thực tiễn trong tương lai mà crypto mang lại để có đánh giá khách quan hơn.
Trên thực tế, khó có chiến lược làm giàu nào có thể giúp chúng ta làm giàu “nhanh”, làm giàu “dễ dàng”, nếu có cũng chỉ là lừa đảo để đánh vào tâm lý của những người có tư duy mơ giàu, thích giàu. Việc làm giàu đòi hỏi một quá trình, mà để tránh mất tiền oan thì điều kiện tiên quyết là bạn phải có kiến thức và am hiểu được thị trường.
Thứ nhất, nếu có bất kì tổ chức nào nói với bạn về một loại tiền nào mà lãi suất một tháng “mấy chục” phần trăm thì tốt nhất là không nên tin họ và đừng bao giờ bị lừa bởi họ. Đã có rất nhiều người Việt Nam nhẹ dạ cả tin bị lừa bởi các tổ chức này, chúng tôi mong bạn đừng như họ.
Thứ hai, nếu muốn đầu tư thì tốt nhất là chỉ nên đầu tư bằng “tiền nhàn rỗi” của bạn (nếu có mất thì cũng không sao) theo nguyên tắc làm giàu bền vững. Không nên đầu tư bằng tiền đi vay thế chấp, cầm cố sổ đỏ, vay ngân hàng,… nếu có vay thì chỉ nên vay người thực sự thân tín và tin tưởng bạn tuyệt đối.
Thứ ba, trong thị trường này, không có ai biết trước tương lai. Vì vậy, không có bất kì một lời khuyên từ ai là chính xác tuyệt đối cả. Và bạn càng không thể tin tưởng vào những thông tin miễn phí trôi nổi trên mạng.
Khi không đủ kiến thức, nhiều người trở thành nạn nhân của sự nhiễu loạn thông tin xung quanh sự bùng nổ của tiền mã hóa. Luôn luôn sẽ có ai đó bị FOMO (Fear Of Missing Out – Nỗi sợ bị bỏ lỡ), mua ồ ạt khi số tiền đang chạm “đỉnh”, chỉ hy vọng làm giàu nhanh, trong khi không hiểu biết về tiền mã hóa. Dù lựa chọn chiến lược làm giàu nào, hãy trang bị cho mình kiến thức thật vững vàng.
Do tính chất non trẻ của thị trường này, cũng như tiềm năng tương lai của crypto, có thể nói rằng, rủi ro khi đầu tư vào thị trường này là loại “rủi ro bất đối xứng”. Bạn có thể hiểu thế nào là rủi ro bất đối xứng qua ví dụ sau đây: Nếu bạn đầu tư chỉ 10 triệu vào crypto, thì bạn có thể mất hết hoặc cũng có thể kiếm được gấp trăm lần (1 tỷ). Đa số mọi người sợ mất 10 triệu, nhưng họ không nhận ra rằng, mất 10 triệu thật ra chẳng ảnh hưởng gì nhiều đến cuộc sống, nhưng có được 1 tỷ thì cuộc sống chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi tích cực. Bạn có dám đánh đổi rủi ro mất 1 đồng để đón nhận cơ hội “có thể nhân 1 đồng đó lên thành 10 đồng, 100 đồng, thậm chí là 1000 đồng và nhiều hơn thế nữa”?
Trong thị trường Crypto, người chiến thắng là người có THÔNG TIN. CIC có thông tin “tình báo” từ chính những người làm trong lĩnh vực Blockchain để dự đoán về các đồng Crypto có tiềm năng trong tương lai. Chẳng hạn, để lựa chọn một mã Crypto, CIC phải nghiên cứu rất kĩ lưỡng các tiêu chí như người sáng lập ra đồng tiền đó, độ rộng của thị trường, vấn đề mà công nghệ đó giải quyết,… Chưa kể, CIC còn sở hữu công nghệ HPI (Hybird Predictive Intelligence) – tạm dịch là công nghệ Trí tuệ Dự đoán lai, với tổng số vốn đầu tư lên tới 3 tỉ đồng để phân tích và tổng hợp kết quả dự đoán. HPI dựa trên trí tuệ của hàng trăm nghìn chuyên gia trên thế giới, và sau đó dùng công nghệ Machine Learning (học máy) trong ngành AI (trí tuệ nhân tạo).
“Tôi thà ôm nỗi buồn mất 50 triệu nếu lỡ đầu tư không đúng lúc, chứ tôi không thể ôm nỗi hận mất 5 tỉ vì không dám đầu tư khi cơ hội thực sự đến.”
Khi tham gia vào thị trường crypto, vấn đề hóc búa nhất mà tất cả mọi người đều suy nghĩ đó chính là “Làm cách nào để dự đoán được tương lai càng chính xác càng tốt?”. Bạn có biết, chỉ riêng ở phố Wall thôi thì mỗi năm người ta cũng đã tiêu tốn đến 50 tỷ USD cho việc nghiên cứu và dự đoán tương lai. Các công ty lớn đều tiêu tốn khoảng 12,5 tỷ USD để nghiên cứu và dự doán sự đón nhận của khách hàng trước khi chạy một sản phẩm mới. Các công ty bảo hiểm chi đến 185 tỷ USD mỗi năm để dự đoán rủi ro. Rõ ràng, ở khắp mọi nơi trên thế giới, người ta đang không tiếc tiền chỉ để dự đoán chính xác hơn tương lai.
Không có bất kì thành công nào là dễ dàng, và càng đặc biệt hơn là không có phương pháp làm giàu nào là nhanh chóng hay không cần làm. Trong thị trường crypto, 90% các loại coin là coin rác, tức được lập ra với mục đích lừa đảo. Cho nên, với phần lớn nhiều người tham gia cuộc chơi này, đó sẽ là cuộc chơi mà họ là người thua cuộc.
Vậy, bạn có muốn nằm trong 10% nhóm những người tiên phong dẫn đầu, cập nhật những kiến thức mới nhất và am hiểu sâu sắc thị trường crypto để đầu tư khôn ngoan và nâng tầm cuộc sống của chính mình?
Khi đi đến chặng cuối này, CIC tin rằng bạn đã thâu nhận được những kiến thức thiết thực và hữu ích về cryptocurrencies (tiền mã hóa) để không còn hoang mang khi nghe nói đến Bitcoin hay tiền mã hóa nữa.
Vậy, bước tiếp theo, bạn sẽ muốn dừng chân tại chỗ và trở về cuộc sống thực tại như trước đây, hay lựa chọn bước tiếp để trở thành một trong những người tiên phong đón đầu con sóng tiền mã hóa trong cuộc Cách mạng 4.0? Hãy thử tưởng tượng bạn đang ở cuối thế kỷ 20 và là một trong những người sử dụng Internet đầu tiên trên thế giới, với crypto ở thời điểm này, bạn cũng đang nắm giữ cơ hội tương tự.
CIC sẽ gợi ý cho bạn 3 hướng đi tiếp theo để bạn tham khảo và đưa ra lựa chọn.
Đăng ký tham dự khóa học đẳng cấp Financial Quantum Leap – Tài Chính Đại Nhảy Vọt do Thầy Trần Đăng Khoa đào tạo hoàn toàn miễn phí. Chương trình sẽ giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn về cuộc cách mạng Blockchain / Crypto và bí quyết thực hiện bước Đại nhảy vọt về tài chính cho cuộc đời mình.
Chương trình được tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.
Nếu bạn muốn đi sâu vào tìm hiểu về cryptocurrency (tiền mã hóa) và thị trường crypto cũng như Blockchain một cách bài bản và chuyên nghiệp với kiến thức thực tiễn từ chuyên gia crypto thì khóa học Đầu Tư 4.0 với Crypto do Thầy Trần Đăng Khoa đào tạo là sự lựa chọn đáng cân nhắc dành cho bạn.
Đến với khóa học, bạn không chỉ nắm được toàn diện chiến lược đầu tư 4.0 bằng crypto mà còn trang bị cho mình một tư duy đầu tư bền vững trong Cách mạng 4.0.
Crypto Inner Circle (CIC) là dịch vụ thông tin và đào tạo về đầu tư các loại tiền mã hóa giống như Bitcoin. CIC sẽ hoạt động trên một website đặc biệt mà chỉ có thành viên của CIC mới có thể đăng nhập vào (mỗi thành viên sẽ có một tài khoản riêng). Kiến thức và thông tin trong CIC sẽ được cập nhật bằng bài viết hoặc video clip (tùy theo hình thức nào phù hợp và hiệu quả hơn vào thời điểm đăng thông tin) để giúp bạn học đầu tư về crypto bài bản và chuyên nghiệp từ A đến Z.
CIC có 5 hệ thống các nhóm thành viên đa dạng tùy theo nhu cầu đầu tư của bạn (Khởi đầu – An toàn – Cân bằng – Tăng tốc – Mạo hiểm), với quyền lợi thành viên tương ứng tùy theo gói dịch vụ bạn lựa chọn và thời hạn bạn đăng ký.
Khi đăng ký tham gia vào CIC bạn sẽ được tặng miễn phí khóa học Đầu Tư 4.0 với Crypto – trị giá 24.000.000đ.