Công Văn 1381/Tct-Tncn

      288

Danh mục phụ cấp, trợ cấp không bị tính thuế

Danh mục này liệt kê hơn 70 đối tượng hưởng với mức tính và văn bản căn cứ cụ thể với từng loại trợ cấp, phụ cấp không bị tính thuế.

Bạn đang xem: Công văn 1381/tct-tncn

Căn cứ pháp lý của một số loại phụ cấp quan trọng được liệt kê như sau:- Phụ cấp độc hại nguy hiểm: 07/2005/TT-BNV, 04/2005/TT-BLĐTBXH, 26/2006/TT-BVHTT, 25/2013/TT-BLĐTBXH .- Phụ cấp khu vực: 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT .- Phụ cấp thu hút: + Cán bộ, công chức, viên chức ở vùng đặc biệt khó khăn: 116/2010/NĐ-CP, 08/2011/TTLT-BNV-BTC, 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT .+ Giáo viên: 61/2006/NĐ-CP, 19/2013/NĐ-CP, 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, 35/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC .+ Cán bộ viên chức y tế: 64/2009/NĐ-CP, 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC .- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sinh con, chế độ thai sản…: Bộ luật lao động 2012, Luật bảo hiểm xã hội, Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH .
MỤC LỤC VĂN BẢN
*

BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 1381/TCT-TNCN V/v: Danh mục tổng hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2014

Kínhgửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuếcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được biết và hướng dẫn thực hiện.

Nơi nhận: - Như trên; - Lãnh đạo BTC (để báo cáo); - Vụ PC, CST, HCSN (BTC); - Vụ Pháp chế (TCT); - Website TCT; - Lưu: VT, TNCN.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Cao Anh Tuấn

DANH MỤC

1. Trợ cấp, phụcấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãingười có công;

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Người có công với cách mạng:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

h) Bệnh binh;

i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày;

l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

m) Người có công giúp đỡ cách mạng.

2. Thân nhân của người có công với cách mạng nêu trên.

Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng do Chính phủ ban hành.

Mức trợ cấp tùy theo từng đối tượng và tùy theo thời gian công tác, thời gian tham gia kháng chiến.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với từng đối tượng.

2. Trợ cấphàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệtổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

Chế độ trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

Mức trợ cấp theo mức chuẩn và theo thời gian tham gia kháng chiến.

3. Phụ cấp độchại nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tốđộc hại, nguy hiểm.

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm đối với CBCNVC làm việc ở những nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm: tiếp xúc với chất độc, khí độc, làm việc ở môi trường dễ lây nhiễm,...

2. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện độc hại áp dụng đối với: Công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã sau:

a) Các cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp; lực lượng vũ trang (bao gồm cả lực lượng làm công tác cơ yếu);

b) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

c) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;

d) Hợp tác xã;

đ) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế có trụ sở đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Các tổ chức khác có sử dụng lao động.

Mức 1: 10.000 đồng

Mức 2: 15.000 đồng

Mức 3: 20.000 đồng

Mức 4: 25.000 đồng

4. Phụ cấp thuhút, phụ cấp khu vực

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn như xa xôi, hẻo lánh, xa khu dân cư; chưa có mạng lưới giao thông, đi lại khó khăn; chưa có hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt; nhà ở thiếu thốn; chưa có trường học, nhà trẻ, bệnh viện.

Gồm 04 mức: 20%, 30%, 50%, và 70% theo mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Thời gian hưởng được xác định trong khung thời gian từ 3 đến 5 năm.

2. Phụ cấp thu hút giáo viên đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Mức phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); Phụ cấp thu hút trả cho thời gian công tác thực tế của nhà giáo, Cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhưng thời gian được hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm.

3. Phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Mức phụ cấp bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

4. Phụ cấp thu hút cán bộ, viên chức y tế, lao động hợp đồng và cán bộ, nhân viên quân y trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế tại các cơ sở y tế của Nhà nước ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Mức hưởng 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

5. Phụ cấp khu vực.

Theo các mức từ 0,1 đến 1,0 so với mức lương tối thiểu chung của từng địa bàn,

6. Hỗ trợ, trợ cấp cho đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã

- Hỗ trợ ban đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.

- Trường hợp đội viên dự án có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ.

- Trợ cấp thêm hàng tháng bằng 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

- Tiền tàu xe đi và về thăm gia đình khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng.

5. Trợ cấp khókhăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khisinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức,phục hồi sức khỏe sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấphưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm,trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao độngvà Luật Bảo hiểm xã hội;

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Mức hưởng chế độ thai sản.

Theo chế độ quy định (vè thai sản) cho các tháng nghỉ sinh.

1. Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Bộ luật Lao động.

2. Chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp áp dụng đối với: người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động; cán bộ công chức, viên chức, xã viên người học nghề, tập nghề theo Bộ Luật lao động.

1. Trường hợp không do lỗi của người lao động:

- Ít nhất bằng 1,5 lần tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

- Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

2. Trường hợp do lỗi của người lao động: ít nhất bằng 40% mức quy định tại điểm 1 mục này.

1. Điều 145 Bộ Luật lao động.

2. Thông tư số 10/2003/TT-BLĐTBH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Luật BHXH đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

1. Trợ cấp 1 lần

a) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp 1 lần.

b) Mức trợ cấp 1 lần được quy định như sau:

- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;

- Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền trước khi nghỉ việc để điều trị.

2. Trợ cấp hàng tháng:

a) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng

b) Mức trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:

- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;

- Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Luật BHXH 2006

6. Trợ cấp đốivới các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

Trợ cấp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội, các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi, người khuyết tật, đặc biệt nặng ...

Trợ cấp xã hội có nhiều mức khác nhau, mức tối thiểu là 270.000 đồng.

7. Phụ cấp phụcvụ đối với lãnh đạo cấp cao

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

Phụ cấp phục vụ, các khoản nhận được theo chế độ của lãnh đạo cấp cao.

Theo chế độ quy định

8. Trợ cấp mộtlần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặcbiệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyềnbiển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với ngườinước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Hỗ trợ một lần đối với cán bộ, công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo.

Theo chế độ quy định.

2. Trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Trợ cấp lần đầu: 10 tháng lương tối thiểu chung cho một người tại thời điểm nhận công tác.

- Trợ cấp chuyển vùng: Trường hợp có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho một hộ.

3. Trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng đối với cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Trợ cấp lần đầu: 10 tháng lương tối thiểu chung cho một người tại thời điểm nhận công tác;

- Trợ cấp chuyển vùng: Trường hợp có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tàu xe, cước hành lý, trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu cho hộ gia đình đi kèm (nếu có).

9. Phụ cấp đốivới nhân viên y tế thôn, bản

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

Phụ cấp y tế thôn bản hàng tháng đối với nhân viên y tế thôn, bản được hưởng phụ cấp.

Theo hệ số 0,5 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.

10. Phụ cấp đặcthù ngành nghề

STT

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

10.1

Đối với các đơn vị thuộc cơ quan Đảng

a)

Phụ cấp thâm niên nghề kiểm tra Đảng.

Sau đủ 5 năm làm việc được hưởng 5%, từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm công tác tăng 1%.

b)

Phụ cấp trách nhiệm nghề kiểm tra Đảng tại điểm 2.1, khoản 2, Mục II, Hướng dẫn số 55/HD/BTCTW.

Mức 15%, 25% mức lương hiện hưởng áp dụng đối với cán bộ, công chức thuộc Ủy ban kiểm tra Đảng từ TW đến cấp huyện trực tiếp làm công tác kiểm tra Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng.

c)

Phụ cấp kiêm nhiệm tại điểm 1 Phần II, Hướng dẫn số 55/HD/BTCTW.

Mức hưởng 10%.

d)

Phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội tại điểm 2, phần I, Hướng dẫn số 05- HD/BTCTW.

Phụ cấp công tác Đảng đoàn thể bằng 30% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

đ)

Chế độ bồi dưỡng phục vụ cấp ủy dành cho cán bộ công chức, viên chức, nhân viên làm việc trong các cơ quan đảng ở Trung ương; các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc của tỉnh ủy thành ủy.

Áp dụng cho các cán bộ công chức, viên chức, nhân viên làm việc trong các cơ quan Đảng ở TW được hưởng chế độ bồi dưỡng hàng tháng 0,5 mức lương tối thiểu, làm công tác văn thư hưởng 0,2 mức lương tối thiểu, 0,3 mức lương tối thiểu ở các cơ quan thuộc tỉnh ủy, thành ủy.

2. Quy định số 3115-QĐ/VPTW của Văn phòng Trung ương Đảng.

g)

Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên.

Phụ cấp gồm 3 mức: 15%, 20%, 25% so với mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

h)

Phụ cấp trách nhiệm cán bộ chuyên trách trực tiếp làm công tác bảo vệ chính trị nội bộ các cấp.

0,5 mức lương tối thiểu ở cấp trung ương

0,3 mức lương tối thiểu ở cấp tỉnh

0,2 mức lương tối thiểu ở cấp huyện.

i)

Phụ cấp trách nhiệm đối với người làm công tác báo cáo viên các cấp

0,5 mức lương tối thiểu ở cấp TW

0,3 mức lương tối thiểu ở cấp tỉnh

0,2 mức lương tối thiểu ở cấp huyện, xã

k)

Phụ cấp trách nhiệm áp dụng cho cán bộ công chức của Văn phòng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng hiện nay là ban nội chính Trung ương, Ban nội chính các tỉnh thành phố

Phụ cấp gồm 3 mức: 20%, 25%, 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

l)

Phụ cấp trách nhiệm của các thành viên kiêm nhiệm tham gia các Ban chỉ đạo (Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, Ban Chỉ đạo Đề án 165, Hội đồng lý luận trung ương, Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương và một số ban chỉ đạo được thành lập theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư).

Mức phụ cấp từ 0,6 đến 1,0 mức lương tối thiểu chung

Theo quyết định thành lập các Ban chỉ đạo.

Xem thêm: Kết Quả Tìm Kiếm “" Tăng Trưởng Doanh Thu Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

m)

Phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên các cấp.

- 1,0 mức lương tối thiểu đối với ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng (kể cả ủy viên dự khuyết).

- 0,5 mức lương tối thiểu đối với Ủy viên Ban chấp hành đảng bộ cấp tỉnh và tương đương.

- 0,4 mức lương tối thiểu đối với Ủy viên Ban chấp hành đồng bộ cấp huyện và tương đương.

- 0,5 mức lương tối thiểu đối với Ủy viên Ban chấp hành đảng bộ, chi bộ cấp xã và tương đương.

10.2

Đối với ngành Giáo dục

a)

Đủ 5 năm (60 tháng) được hưởng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

b)

Phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Gồm 06 mức: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%, được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

c)

Phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Gồm 02 mức 50%, 70% tính trên mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

- Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;

- Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc thiểu số.

Theo chế độ quy định.

10.3

Đối với ngành Giao thông vận tải

a)

Phụ cấp thợ lặn.

Mức từ hệ số 0,1 đến 1,0 tính theo mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định, áp dụng đối với thợ lặn sâu hơn 3m, tùy theo độ sâu được tính theo giờ lặn thực tế.

b)

Phụ cấp đi biển áp dụng đối với: Công nhân, nhân viên trong những ngày thực tế làm việc trên các giàn khoan, các tàu dịch vụ vận tải dầu khí, các công trình ... nhân viên hoa tiêu làm nhiệm vụ dẫn tàu ngoài biển.

232.000 đồng/ngày

c)

Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải.

Mức 30%, 50% trên mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, thâm niên vượt khung (nếu có).

10.4

Đối với ngành Tư pháp

a)

Chế độ giám định tư pháp đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp, người giúp việc cho người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực pháp y.

Theo mức tiền cụ thể theo ngày/vụ việc.

b)

Phụ cấp trách nhiệm đối với kiểm sát viên, điều tra viên và kiểm tra viên ngành kiểm sát.

Phụ cấp gồm 4 mức: 15%, 20%, 25%, 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

c)

Phụ cấp trách nhiệm đối với thẩm phán, thư ký tòa án và thẩm tra viên ngành tòa án.

Phụ cấp gồm 3 mức: 15%, 20%, 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

d)

Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với chấp hành viên, công chứng viên, thẩm tra viên và thư ký thi hành án.

Phụ cấp gồm 4 mức: 15%, 20%, 25%, 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

10.5

Đối với ngành Y tế

a)

Chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ sở y tế công lập và phụ cấp chống dịch.

Theo mức tiền cụ thể theo ca trực, từng khoa của từng loại bệnh viện khác nhau.

b)

Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.

Gồm 05 mức: 30%, 40%, 50%, 60%, 70% tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

c)

Phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ, công chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Mức 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

- Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt.

Theo chế độ quy định

d)

Chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, viên chức công tác tại một số bệnh viện.

Gồm 5 mức: 1,0; 1,5; 2,0; 2,5; 3,0 lần lương tối thiểu chung.

10.6

Đối với ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch

a)

Phụ cấp ưu đãi đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hóa thông tin.

*Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên) gồm 02 mức: 20%, 15% được tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

*Chế độ bồi dưỡng tập luyện, bồi dưỡng biểu diễn đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên): Số tiền trả theo ngày luyện tập và theo buổi biểu diễn thực tế.

b)

Hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở trung ương, hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở địa phương.

Mức tiền theo công việc cụ thể.

10.7

Đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a)

Chế độ bồi dưỡng đi biển đối với thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn, cán bộ, thuyền viên và người làm việc trên tàu kiểm ngư.

Mức 110.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển.

b)

Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều.

Từ 10% đến 50% tính theo lương ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

10.8

Đối với ngành Tài nguyên và Môi trường

a)

Chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ viên chức khí tượng thủy văn.

Mức hỗ trợ, phụ cấp theo quy định.

b)

Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức chuyên môn kỹ thuật nghề khí tượng thủy văn.

Mức phụ cấp 15%, 20%, 25%, 30% trên mức lương ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

10.9

Đối với ngành Kiểm toán nhà nước

Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với kiểm toán viên nhà nước.

Phụ cấp gồm ba mức: 15%, 20%, 25% được tính trên mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

10.10

Đối với các ngành nghề khác

a)

Chế độ thưởng an toàn đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Phụ cấp gồm hai mức 15%, 20% tính theo lương cấp bậc, chức vụ

b)

Phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, Kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm.

Đủ 5 năm (60 tháng) được hưởng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

c)

Phụ cấp đặc thù đối với cán bộ chiến sĩ trực tiếp làm công tác trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ trong quân đội.

Gồm 4 mức: 10%, 15%, 20%. 25% được tính trên mức lương cấp bậc quân hàm, ngạch bậc hiện hưởng hoặc phụ cấp quân hàm cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

d)

Phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, công chức làm công tác thống kê.

Gồm 4 mức: 10%, 15%, 20%, 25% được tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

đ)

Chế độ phụ cấp thâm niên và chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác dự trữ quốc gia.

- Phụ cấp thâm niên: Đủ 5 năm (60 tháng) được hưởng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

- Phụ cấp ưu đãi nghề: Gồm 02 mức 15%; 25% tính theo mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

e)

Phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên, mức bồi dưỡng cho lực lượng kiểm soát phòng chống ma túy thuộc Tổng cục Hải quan.

- Phụ cấp ưu đãi: gồm 04 mức: 10%, 15%, 20%, 25% tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

- Phụ cấp thâm niên Hải quan: Đủ 5 năm (60 tháng) được hưởng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%

- Mức bồi dưỡng cho lực lượng kiểm soát phòng chống ma túy gồm 02 mức: 400.000 đồng/tháng, 500.000 đồng/tháng.

g)

- Phụ cấp theo loại đơn vị hành chính cấp xã của cán bộ xã, phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Mức 5%, 10% tính trên mức lương hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

- Phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Theo chế độ quy định.

h)

Trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia giúp nước bạn Lào, Căm- pu-chi-a.

Từ 3 triệu đến 36 triệu đồng.

i)

Trợ cấp hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.

Theo chế độ quy định.

k)

Khoản chi đặc thù, hỗ trợ của Ban Tôn giáo chính phủ đối với các chức sắc tôn giáo.

Theo chế độ quy định.

l)

Trợ cấp khó khăn cho người lao động do người sử dụng lao động hỗ trợ ghi trong thỏa ước lao động lập thể hoặc quy chế sử dụng quỹ phúc lợi tại doanh nghiệp theo quy định của Bộ Luật Lao động.

Tối thiểu là 250.000 đồng/người.

m)

Trợ cấp của công đoàn cho người lao động (khi ốm dài ngày, thiên tai, địch họa) theo Luật Công đoàn.

Theo chế độ quy định.

Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn

n)

Phụ cấp kiêm nhiệm và phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở và công đoàn các cấp trên cơ sở.

Theo chế độ quy định.

11. Các khoảnkhông tính vào thu nhập chịu thuế khác:

Quy định về phụ cấp, trợ cấp và đối tượng hưởng

Mức tính

Văn bản quy định

1. Khoản tiền nhận được theo chế độ liên quan đến sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể.

Theo chế độ quy định.

2. Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

Theo chế độ quy định.

3. Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia, phục vụ hoạt động Đảng, Đoàn Quốc hội hoặc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước.